Chiếu trúc là điển hình cho sự thành công của làng nghề Việt Nam

Chiếu trúc là điển hình cho sự thành công của làng nghề Việt Nam

Hiện nay các làng nghề truyền thống của Việt Nam đang chật vật với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các sản phẩm công nghiệp. Đời sống ngày nay đã có rất nhiều thay đổi so với trước đây nhưng các sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ vẫn gần như không thay đối cho nên khó lòng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong tình hình chung đó thì sản phẩm chiếu trúc Việt Nam lại đã có những thay đổi về chất lượng sản phẩm cũng mẫu mã bao bì để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hiện nay, chiếu trúc do các làng nghề sản xuất là sản phẩm bán rất chạy tại các hệ thống phân phối chăn drap gối nệm đặc biệt là vào mùa nóng. Các làng nghề cũng như các đơn vị quản lý và hỗ trợ liên quan nên nghiên cứu case study về sự thành công của chiếu trúc để đưa ra những giải pháp giúp làng nghề tiểu thủ công nghiệp có thêm sức sống trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc các làng nghề luôn gắn bó với đời sống của hằng ngày của người dân. Nó cung cấp cho các cư dân những sản phẩm thiết yếu cho sinh hoạt cũng như sản xuất. Ngoài ra các ngành tiểu thủ công nghiệp này còn lưu giữ và phát triển quốc hồn, quốc túy của Việt Nam ví dụ như gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ… Các làng nghề cũng góp phần tạo ra hàng loạt công ăn việt làm cho một bộ phận không nhỏ các nghệ nhân, nông dân trong thời điểm nhàn rỗi. Rõ ràng sự đóng góp của các làng nghề về mọi phương điện đều đáng cho chúng ta có những biện pháp để bảo tồn và phát triển chúng.

Tuy nhiên thực trạng hiện tại của các làng nghề truyền thống Việt Nam thực sự đang đứng trước nguy cơ mai một. Thế hệ tâm huyết với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đần khuất núi trong khi thế con cháu lại lựa chọn con dường thoát ly khỏi làng quê để đến các thành phố lớn tìm cơ hội. Những người còn bám trụ lại với nghề truyền thống thì trong tình trạng cầm cự qua ngày. Mặc dù các cơ quan nhà nước có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ các làng nghề truyền thống trong quá trình sản xuất và kinh doanh nhưng dường như các hỗ trợ này lại không mang đến những kết quả khả quan. Mấu chốt của vấn đề là các làng nghề và cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ này phải tự thay đổi theo nhịp thở của đời sống hiện đại, phải sản xuất cái mà thị trường đang cần chứ không phải sản xuất cái mà cha ông mình truyền lại.

Quay trở lại với trường hợp các làng nghề sản xuất chiếu thì cùng với sự mở cửa kinh tế vào những năm 90 đã du nhập các sản phẩm chăn drap gối nệm vào thị trường Việt Nam. Chỉ trong vòng có 10 năm gần như các sản phẩm này đã đánh bật sản phẩm chiếu truyền thống ra khỏi thị trường. Các làng nghề sản xuất chiếu điêu đứng vì sản xuất không thể tiêu thụ được. Lúc này khách hàng so sánh giữa các sản phẩm truyền thống với bên ngoài khá thô kêch và các sản phẩm chăn drap gối nệm sang trọng mang phong cách hiện đại cho dù giá bán cao hơn nhiều. Các làng nghề sản xuất chiếu chỉ có 2 hướng lựa chọn. 1 là bám vứu vào những khách hàng ở vùng nông thôn để tiếp tục chống đỡ trước làn sóng của các sản phẩm mới. Lựa chọn thứ 2 là phải thay đổi để cạnh tranh sằng phẳng với các sản phẩm chăn drap gối hiện đại. Một số cơ sở đã tinh ý nhận ra một điểm yếu của các sản phẩm chăn drap gối nệm hiện đại là tuy rất ấm áp vào mùa lạnh nhưng khi đến mùa nóng thì các sản phẩm này tỏ ra không thoáng mát và tạo cảm giác khó chịu cho người dùng. Và họ cũng nhận thấy sản phẩm chiếu trúc có thể giúp tạo sự thoáng mát tối đa cho người sử dụng. Chính vì vậy các cơ sở này chuyển hướng sản xuất các sản phẩm chiếu trúc cao cấp với mức giá và lợi nhuận biên cao hơn. Điều này chứng minh một chân lý là “thị trường luôn có những kẻ hở cho nhà sản xuất thông minh”.

Những giải pháp để các làng nghề truyền thống có một sức sống mạnh mẽ trong đời sống mới:

Cải tiến công nghệ sản xuất

Một tâm lý chung là đã là làng nghề sản xuất truyền thống thì phải làm theo cách truyền thống. Tuy vậy truyền thống không có nghĩa là lạc hậu, cần đầu tư những máy móc cần thiết để giúp tặng năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Qua đó phục vụ tốt hơn người tiêu dùng và có sức cạnh tranh cao với các sản phẩm công nghiệp.

Tập trung vào thị trường ngách.

Xét về quy mô thì các làng nghề truyền thống khó có thể cạnh tranh trực tiếp với các nhà máy quy mô lớn và được tổ chức một cách khoa học. Cho nên cần lựa chọn những phân khúc thị trường nhỏ mà các công ty lớn chưa để ý hoặc không thể tiếp cận được.

Chú trọng đầu tư sản phẩm về mẫu mã và quảng bá.

Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay sản phẩm cần có sự đầu tư về bao bì, mẫu mã thật bắt mắt mới có hi vọng thành công trên thị trường. Còn các hoạt động quảng bá truyền thông cần có sự liên kết và hỗ trợ của các hiệp hội làng nghề.

Tuyên truyền đến vời người tiêu dùng những giá trị vật thể và phi vật thể của các làng nghề truyền thống.

Các cơ quan chức năng cần có những bước đi đột phá trong việc nghiên cứu và tuyên truyền những giá trị về văn hóa của các làng nghề tới đông đảo nhân dân. Đây là một đóng góp giúp nâng giá trị sản phẩm truyền thống.

Tổng kho nệm

5/5 - (1 bình chọn)

error: Content is protected !!
0916000204
icons8-exercise-96 chat-active-icon